Sonako Light Novel Wiki
Advertisement

Nhân dịp chúc mừng bợn Rùa làm xong chap 1 vol 8 của Oregairu, với lại tình cờ bạn Dark có share trên wall hắn đoạn đầu của chap này nên tui mới có dịp nghiền ngẫm kĩ nó, vì thông thường tui sẽ chỉ đọc lướt để lấy đại ý chứ không bao giờ đi sâu để ý những thứ triết học đường phố nhảm nhí của anh 8man. Viết cái này hoàn toàn k phải để chê bạn Rùa, bạn đã thực hiện một đoạn dịch rất tuyệt vời, mà bởi vì nếu căn cứ vào bản Eng, anh 8man đã có một đoạn độc thoại hết sức rời rạc, gây confused cho một cơ số người đọc.

Trích lại đoạn đấy:

=============
“Nếu như?”
Hãy nói về câu chuyện “nếu như?”.
Nếu như cuộc sống là một trò chơi mà người ta có thể quay lại bất cứ thời điểm nào để thay đổi quyết định? Liệu quỹ đạo cuộc đời có thể đi theo một hướng khác?
Câu trả lời là hoàn toàn không.
Không giống những người vốn đã được ưu ái từ khi vừa lọt lòng, việc suy diễn về một con đường mới là vô nghĩa với những kẻ mà ngay từ đầu đã không có cơ hội để lựa chọn.
Vậy nên, hối tiếc vốn không tồn tại. Hay nói chính xác hơn, tự bản thân cuộc sống đã là vực sâu tuyệt vọng.
Thế giới là như vậy.
Cũng có khi ta nghe ai đó nói “đã quá trễ”, và tiếp theo là bắt đầu suy nghĩ về “nếu như”. Chính vào lúc đó, con đường phía trước của họ đã khép lại. Cho dù câu trả lời là gì thì cũng không có sự khác biệt. Ngay tại thời điểm mà quyết định được đưa ra thì đã quá trễ để quay lại.
Cuộc sống vốn không tồn tại những điều như "nếu thế này, nếu thế kia", đường thời gian song song hay vòng lặp. Mọi chuyện đều đi theo đường tuyến tính. Tranh luận về những khả năng có thể có là vô ích.
Tôi hoàn toàn nhận thức được sự khiếm khuyết của bản thân. Thế nhưng thế giới này còn có nhiều vấn đề hơn tôi.
Bị giày vò bởi chiến tranh, nghèo đói, phân biệt đối xử và hàng tỷ những thứ khác. Thất nghiệp và bất công xã hội có ở khắp nơi. Ngay cả khi chỉ làm những công việc bán thời gian đơn giản thì người ta cũng luôn có thể bị móc túi vì vài lỗi nhỏ.
Vậy thì chân lý nằm ở đâu trên thế giới này? Một khái niệm được định nghĩa bằng sai sót của những thứ khác rõ ràng không thể được gọi là chân lý.
Mặt khác, chân lý cũng rất có thể nằm trong những khiếm khuyết đó.
Thế nhưng kéo dài thời gian cho thứ chắc chắn sẽ mất đi thì có ý nghĩa gì?
Sau cùng, không có gì còn sót lại. Đó tuyệt đối là sự thật.
Nhưng, thế nhưng.
Bởi vì cuối cùng sẽ tan biến đi nên mới bộc lộ ra vẻ đẹp rực rỡ đến thế.
Chính vì mọi thứ đều sẽ kết thúc nên mới tồn tại ý nghĩa. Ngay cả những thứ như nghỉ ngơi, sự trì trệ hay thiếu chắc chắn trong cuộc sống đều là những thứ mà người ta không thể xem như không biết và để sang một bên.
Chấp nhận và sống chung với những sự thật đó là điều mỗi người đều phải trải qua.
Rồi sẽ đến một ngày, bạn quay đầu nhìn lại và cảm thấy quý trọng, yêu thương đối với những điều đã mất, hạnh phúc tận hưởng niềm vui nâng chén độc ẩm.

=============

Về đại ý, đoạn trên có thể chia làm 3 phần có nội dung tương đối không liên quan tới nhau, gây cảm giác màu mè khiến người đọc thấy có gì đó huyền bí cao siêu ở đây.

Part 1: Từ đầu tới ‘Tranh luận về những khả năng có thể có là vô ích.

Nội dung chính của đoạn này chính là việc anh 8man phủ định từ ‘nếu như’. Anh ấy nhấn mạnh hai điểm:

-          ----Do không thể quay ngược được thời gian, việc ngồi suy nghĩ ‘nếu như’ rồi hối tiếc là vô nghĩa.

-          ----Không phải ai cũng được ưu ái việc có multiple choices tại các check point, có nhiều người phải đi trên con đường không lối rẽ.

Nói chung thì anh cũng có ý đúng. Nhưng tui cảm thấy chỉ có ‘hối tiếc’ là không cần thiết, nhưng ‘nếu như’ thì vẫn phải tồn tại, vì đó là cách con người học hỏi từ quá khứ. Và ‘hối tiếc’ chỉ là một thái độ của con người đối với ‘nếu như’. Đứng trước một lựa chọn sai lầm, tất cả mọi người đều nói ‘nếu như mình không chọn lựa chọn này’ và bắt đầu ‘hối tiếc’, mà ít ai chọn thứ thái độ như ‘nếu như mình chọn lựa chọn kia, có thể mình đã gặp những thứ còn kinh khủng hơn’. Bạn là người chọn thái độ khi giáp mặt với ‘nếu như’, hãy chọn cái làm bạn thấy thoải mái.

Part 2 sẽ từ chỗ đấy tới đoạn ‘chân lý cũng rất có thể nằm trong những khiếm khuyết đó’.

Đoạn này là cái nhìn của 8man về chân lý. Và như đã nói trước, đoạn này không liên quan gì tới đoạn 1. Tui không tìm thấy mối tương quan biện chứng nào giữa hai thứ này, và quan điểm cá nhân của tui là 8man chỉ làm màu làm mè thôi.

Well, let that alone. Nói chung tui hoàn toàn đồng ý với 8man về cái cách anh ấy coi chân lý là không tồn tại. Mà thực ra ‘chân lý’ của anh 8man nói ở đây là ‘chân lý tuyệt đối’. Nếu bạn biết một chút Triết học Mac- Lenin, bạn biết rằng chân lý luôn có tính tuyệt đối và tính tương đối. Để giải thích cho dễ hiểu, chân lý tuyệt đối tức là tuyệt đối đúng, còn tương đối là đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ. Bạn nghĩ nước sôi ở 100 độ là chân lý tuyệt đối? Cho tới khi bạn học vật lý và biết được ở áp suất cao, nước có thể sôi tới 120 độ hoặc hơn. Hay cái cách mà người ta hoài nghi tính tuyệt đối của tiên đề thứ 5 Euclide mới nảy sinh ra hình học phi Euclide của Lobachevski, chính là cơ sở cho Vật lý học hiện đại với các thuyết lượng tử cũng như thuyết tương đối. Nói tóm lại chân lý chỉ tuyệt đối cho tới khi chúng ta khám phá ra tính tương đối của nó. Theo Mác, con người hoàn toàn có thể đạt tới tính tuyệt đối, nhưng quá trình đó có thể kéo dài trong khoảng thời gian vô hạn. Chính vì vậy chân lý luôn khiếm khuyết, và chính sự khiếm khuyết đó mới khiến con người ta khát khao lấp đầy, là động cơ thúc đẩy xã hội phát triển, chứ không phải như anh 8man chỉ biết than ngắn thở dài và chấp nhận số phận rằng bản thân mình không bao giờ lấp đầy được khiếm khuyết đó.

Đoạn 3 là phần còn lại. Thú thật là tui không thể hiểu được part 3 này tập trung vào cái gì, cũng như là nó có liên hệ gì với phần trước. Mở đầu phần này đã là 1 câu không liên quan “Thế nhưng kéo dài thời gian cho thứ chắc chắn sẽ mất đi thì có ý nghĩa gì?”. Bạn nào tìm tí liên quan hộ tui với. Thứ chắc chắn sẽ mất đi là gì? Chính vì vậy tui mới nói là 8man nói với bố cục rất lộn xộn. Ý của 8man ở đây có thể được hiểu là: cái gì cũng có kết thúc, kể cả những điều tốt đẹp hay tồi tệ. Chính vì những thứ tồi tệ rồi sẽ kết thúc, thế nên con người mới nên sống chung với nó mà chấp nhận nó, cũng giống như mụn trên mặt bạn vậy, vì nó rồi sẽ lặn nên bạn nên để nó thế chứ đừng nặn nó ra. Còn những điều tốt đẹp sẽ mất nên chúng ta mới biết quý trọng nó khi ta còn có nó, và sẽ càng quý trọng nó khi đã mất đi nó. Ví dụ như cái tay của bạn vậy, chính vì nó sẽ mãi mãi ở bên bạn nên bạn không bao giờ nghĩ rằng ‘thật tốt đẹp khi có tay’, chỉ có những người cụt tay mới nghĩ thế. Đây chính là vẻ đẹp của cái gọi là ‘hữu hạn’.

Nói chung tui không có ý kiến gì về đống triết học đường phố này của 8man, vì triết học đường phố không có cái gọi là ‘đúng’ hay ‘sai’. Bạn thấy không hợp lý? Vậy thì nó không hợp lý. Còn bạn thấy nó hợp lý? Nó chả hợp lý vãi ra.



===Fin===

Advertisement