Sonako Light Novel Wiki
Advertisement

Tiến độ dịch thuật

100% hoàn thành
(ước tính)

   

Hoàn thành

Horaibashi-9


Mở đầu[]

Kuwaa~n... aanaan iya aaaaan... ufuu~n...," như thường lệ, một tiếng kêu kỳ dị khêu gợi của chiếc chuông ngu ngốc đó lại vang lên đằng sau anh trong khi Banri đã gần qua quá nửa của chiếc cầu, ở vị trí dẫn đầu.

“Xin lỗi, hôm nay bọn mình hơi quá nhanh thì phải?”

Anh quay đầu lại nhìn đội phó CLB, người đang chạy ngay đằng sau.

“Ừm, nghỉ một chút đi.”

Trong khi kéo bung chỏm tóc đuôi gà mà tự nãy giờ đã bị cuốn vào cổ chiếc áo bó, người đội phó đồng thời quay đầu về phía sau, nhìn những thành viên khác đang chạy đằng sau cô.

Nếu họ theo đúng nhịp độ như mọi ngày, tiếng chuông khêu gợi kia sẽ vang lên khi họ đã qua một phần tư của chiếc cầu dài ngoằng này. Quản lý CLB, Kanada-san, thường theo sát phía cuối hàng để trông chừng những học sinh năm nhất (những thành viên vẫn chưa hoàn toàn có đủ sức bền) để không ai bị bỏ lại đằng sau, và rung chuông, báo hiệu đã qua nửa cuộc tập chạy bốn mươi phút hằng ngày.

“Tiếng chuô---ng---,”

"Kana~~~da~~~~!" 

“Chuông đã rung lên rồi!”… Trong khi nắm chặt một chiếc micro tưởng tượng bên tay trái và vung vẩy nắm tay phải theo điệu nhạc R&B, Banri và người đội phó bằng đầu cất tiếng hát. “Mấy người khóa trên đúng là lũ ngốc mà!”, một học sinh năm hai chạy vụt lên phía sau nhìn hai người họ với vẻ mặt không bằng lòng. Một học sinh năm hai khác lại bảo, “Chẳng phải họ làm thế hằng ngày sao?”, với vẻ mặt ngạc nhiên. Dù trò đùa đó có thiếu muối thế nào hay bọn trẻ lớp dưới có ngấy nó ra sao, chúng cũng không thể làm được gì. Nhìn người đội phó, Banri nói, “Như thường lệ, nhỉ?”. Tán thành với anh, người đội phó đáp “Ừm” và gật đầu.

Banri và những thành viên khác của CLB điền kinh hàng ngày đều chạy qua cây cầu được mệnh danh là chiếc cầu gỗ dài nhất Nhật Bản[1] này. Thậm chí anh, một người sống ở đây, cũng đồng ý với điều đó. Nó thực sự rất dài. Một con sông lớn cắt ngang hai bờ, một bên là núi và một bên là biển, lờ mờ hiện ra ở xa xa. Lúc này, khi mà khung cảnh xung quanh lờ mờ ẩn sau màn sương bằng bụi vốn bị từng cơn gió mùa xuân cuốn lên cao, đôi lúc lại khiến ta bất giác rùng mình, khiến khoảng không thậm chí trông còn rộng và cao hơn, Vì chiếc cầu dài tít mắt này, mà mười năm về trước, đã từng có một chương trình du lịch giới thiệu nó trên sóng của họ.

Tiếp theo thì bạn cũng đoán được rồi, hàng loạt chiêu trò quảng cáo cây cầu xuất hiện! Tòa thị chính bắt đầu đống hổ đốn đúng như người ta dự đoán, nào là, “Hãy cùng nhau phục vụ du khách thật tận tình và khiến họ phải ghé qua nơi đây!”. Rồi hết cuộc họp tồi tệ này đến cuộc họp vớ vẩn khác diễn ra, để rồi cuối cùng, ở bên đầu cầu có ngọn núi, họ đã dựng lên một bức tượng “Thất thần May mắn[2]”. Những bức tượng với kích cỡ đứa bé được sắp thẳng tắp dọc theo con đường mòn thoai thoải dẫn lên đỉnh núi, khiến việc lên xuống núi cũng dễ dàng hơn. Và ngay nơi những tán cây bị cây cầu cắt ngang cuối con đường mòn ấy, phía trên Fukurokuju[3], một chiếc chuông được treo lên, với hy vọng âm thanh của nó sẽ mang lại phước lành cho bờ bên kia. Như thể ngụ ý rằng “Hãy đánh chuông đi nào”, mà một chiếc vồ được đặt ngay bên cạnh. Nhưng thực sự tiếng kêu vang lên liên hồi của chiếc chuông lại nghe dâm đến không thể tả nổi thế nên người ta quyết định :”Thôi thì cứ kệ nó đi.”

Thế nhưng, du khách thì chủ yếu chỉ chăm chăm tự sướng trên cầu, và thế là những vị khách viếng thăm các bức tượng kia giờ chỉ là vài chú chó đi dạo ngang qua và đội điền kinh đang tập huấn của một trường trung học ở địa phương này. Mấy con chó, tất nhiên là không thể rung chuông. Thế nên người duy nhất có thể tạo ra thứ âm thanh đồi bại do rung chuông đó chỉ có thể là anh Kanada.

“Hử? Ông chú đằng kia bị gì thế?”

Banri chợt nhận ra một bóng người, sau đó anh giảm dần nhịp độ chạy, và quay lại đằng sau. Vô cùng ngạc nhiên, người đội phó hỏi, “Ể? Gì thế?”

“Nhìn kìa, đằng kia… Có thể ông ấy có gì đó không ổn? Liệu có sao không nhỉ?”

Cũng trên chiếc cầu này, ở phía trước một đoạn so với nhóm của Banri, một người đàn ông vận chiếc áo khoác kaki đang quỵ xuống. Ông ta đang bám chặt vào thanh xà lang cao ngang gối trông như thể không còn gượng dậy nổi. Banri nhìn chéo về phía người đàn ông đó, nhưng vẫn còn e ngại liệu có nên gọi người ấy hay không, thế nên thay vào đó anh dần dần tiến lại gần và tự nói thầm.

“Mình có linh cảm xấu về việc này…”

Bỗng, ngay lúc đó, anh lướt qua nó.

Đôi mắt họ nhìn xiên vào nhau, lặng lẽ.

Người đàn ông đang quỵ xuống trông như thể đã ngà say, hay có thể là đang khóc thút thít, cũng có khi đang ngã bệnh không chừng. Ông ta lấy cả hai tay che lấy mặt và nhìn Banri qua kẽ hở những ngón tay. Trên mu bàn tay của ông ta, là một nét chữ bí ẩn, trông có vẻ là “wa” à hay là “re” nhỉ, đang sáng lấp lánh ánh vàng nhạt lập lòe thu hút sự chú ý của Banri. Anh không hiểu ý nghĩa của nó, nhưng dẹp chuyện đó qua một bên, đôi mắt người đàn ông kia giờ đã mở to có vẻ gì đó đầy kinh ngạc.

Giật mình, vì ở nơi cạnh chiếc mũi bị ẩn đi một nửa kia của người đàn ông kì lạ có một thứ…

“Uo,o!”

Vì mải nhìn về bên đường quá lâu, anh mất thăng bằng và lảo đảo một đoạn. Anh thực sự không muốn người khác nhìn thấy bộ dạng vừa rồi.

“Banri!”

Gọi to tên anh, người đội phó cũng tỏ ra ngạc nhiên. Như thể trách cứ anh, mà đột nhiên một bên tay của chiếc áo gió của anh bị thụi một cái rõ đau.

“Nguy hiểm lắm đấy! Cậu đang làm cái quái gì thế?”

“Nhưng, người đàn ông kia có gì lạ lắm…cái gì!? Không thể nào!?”

Vẫn ngoan cố, Banri chạy ngược về đằng sau, nheo nheo đôi mắt trong khi cố tìm người đàn ông kỳ la anh vừa vụt ngang qua ban nãy.

Anh có thể đã nhìn thấy chúng, hay tất cả chỉ là mộng du.

Thế nhưng dù anh có quay lại bao nhiêu lần, bóng người điềm gở ấy đã biến mất không một dấu tích. Ông ta đột nhiên không còn ở đó. Như thể chỉ vừa bốc hơi vậy.

Tất cả chỉ do anh tưởng tượng ra hay sao? Ảo giác chăng? Không, có thể, không đời nào…lẽ nào ông ta nhảy khỏi cầu rồi ư?

Nhưng anh đâu có nghe thấy âm thanh của thứ gì rơi xuống mặt nước bên dưới.

Chú thích[]

  1. Cầu Horai Bashi (逋莱橋) thuộc thành phố Shimada tỉnh Shizouka, Nhật Bản, hiện đang giữ kỷ lục Guinness về danh hiệu chiếc cầu gỗ đi bộ dài nhất thế giới (897 met)
  2. 七福神 Shichi Fukujin hay còn gọi là "Thất thần may mắn" là bảy vị phước thần trong thần thoại và truyện cổ tích Nhật Bản. Gồm có
    • Hotei, vị thần Hạnh phúc và Sức khỏe.
    • Jurōjin, thần Trường thọ
    • Fukurokuju, thần Phước lành, Tài lộc và trường thọ.
    • Bishamonten, thần chiến tranh.
    • Benzaiten (Benten-sama), thần Tri thức, Nghệ thuật, Sắc đẹp và đặc biệt là âm nhạc.
    • Daikokuten (Daikoku), Thần tài, ban phước cho việc buôn bán và kinh doanh. Ebisu và Daikoku thường được thờ cùng nhau trong các sạp hàng buôn bán tại Nhật.
    • Ebisu, vị thần của Ngư nghiệp và thương nghiệp, thường tượng trưng cho việc mang đến cá tráp biển
    Có ai fan Noragami không :v)
  3. Với người Nhật, Fukurokuju (福禄寿) [trong đó fuku, "hạnh phúc"; roku, "giàu có"; and ju, "trường thọ"]; là một trong Thất hỉ thần. Có giả thiết cho rằng, vị thần này cũng ám chỉ tam thần "Phúc - Lộc - Thọ" của người Trung Hoa
Trở về Minh họa Trang chính Trang chính Tiến tới Chương 1

-->

Advertisement